Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

7 sai lầm về việc nuôi dạy con

Thường xuyên cho trẻ ăn uống nước yến, sữa ong chúa và bổ sung vitamin khi trẻ không chịu ăn rau…đây là một trong những quan niệm sai lầm của các bố mẹ khi nuôi con.


Bạn nên biết rằng, có rất nhiều tiêu chuẩn xác định thế nào là cha mẹ tốt vì thế, nếu bạn đã từng nghe ai đó nói về những điều dưới đây và căng thẳng về nó thì bây giờ là lúc bạn có thể gạt nó sang một bên để thư giãn và tận hưởng hành trình nuôi dạy con của mình.

1. Nuôi dạy con sẽ căng thẳng và hỗn loạn

Đây là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về nuôi dạy con cái khi mà chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh các bậc cha mẹ kiệt sức tràn ngập ở khắp mọi nơi trên các kênh thông tin, truyền thông. Nuôi dạy con không phải theo cách đó; nếu bạn học được một số mẹo nhất định, cũng như phát triển một số kỹ năng mới, bạn sẽ quản lý cuộc sống của mình với tư cách một phụ huynh yên bình hơn rất nhiều.

2. Bạn phải là hình mẫu hoàn hảo để con noi theo

Điều này chắc chắn là một trong những “huyền thoại” làm cha mẹ không đúng sự thật nhất. Bạn không cần phải là một ông bố bà mẹ hoàn hảo để con nhìn vào học hỏi theo. Không có “định nghĩa” cha mẹ hoàn hảo trên đời. Bố mẹ bạn cũng mắc một số sai lầm nào đó nhưng bạn vẫn trở thành một người tuyệt vời đó thôi, vì vậy đừng cố đặt áp lực quá nhiều lên bản thân chỉ đơn giản vì muốn hoàn thiện vai trò phụ huynh mới của mình.

3. Bạn phải thích chơi với trẻ con

Nếu bạn không thể giả vờ là một sinh vật ngoài hành tinh hoặc một công chúa yểu điệu để chơi cùng con, điều này cũng không làm cho bạn trở thành một người mẹ tồi. Điều quan trọng ở đây là chất lượng thời gian bạn ở bên con, vì thế bạn không cần phải cảm thấy tội lỗi nếu không thích tất cả các trò chơi của con trẻ. Dù sao thì trẻ em và người lớn có cách vui chơi rất khác nhau, chỉ cần chọn một cái gì đó bạn thích làm và chia sẻ cùng đứa con thân yêu là được.



4. Khi con không vui là có gì đó không ổn

Hầu hết các vị phụ huynh nghĩ rằng nếu con cái họ không biểu hiện vui vẻ, thì chắc có gì đó không ổn và nguyên nhân hẳn do lỗi của họ. Vâng, các nhà khoa học nói rằng việc một đứa trẻ cảm thấy lúc vui lúc buồn là một biểu hiện tâm lý bình thường và lành mạnh và bố mẹ không cần quá bận tậm nếu biểu hiện đó không kéo dài theo chiều hướng ngày càng xấu đi.

5. Cha mẹ không nên nói “không”

Một số người tin rằng nói “không” với trẻ em là quá khắc nghiệt và có khả năng gây tổn thương. Nhưng bạn nên biết rằng nếu muốn con lớn khôn trong một môi trường lành mạnh, thì cần phải thiết lập một số quy tắc và đôi khi cần nói “không” với chúng. Bằng cách thiết lập giới hạn, bạn có thể dạy cho con mình một số kỹ năng mới và từ đó sẽ giúp các bé cảm thấy an toàn hơn.

6. Nuôi dạy con tốt nhờ chiến lực tốt

Thực sự nuôi dạy con tốt không dựa vào bất kỳ “công thức” hoàn hảo nào. Các nhà tâm lý học cho biết thay vì áp dụng một chiến lược làm cha mẹ đặc biệt, các vị phụ huynh nên chú ý hơn đến suy nghĩ và cảm xúc của con: các con nghĩ gì, cảm thấy thế nào và cách con tương tác với thế giới. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các bậc cha mẹ tự tin thường có xu hướng nuôi dạy con tự tin và các bậc cha mẹ có mối quan hệ lành mạnh có xu hướng nuôi dạy con trở thành người có mối quan hệ lành mạnh.

7. Cha mẹ tốt nên đặt nhu cầu con lên trước

Rất nhiều ông bố bà mẹ có xu hướng bỏ qua nhu cầu của họ, thậm chí cả mối quan hệ vợ chồng chỉ vì nghĩ rằng nên dành 100% tâm trí để nuôi dạy con cái. Đừng bỏ qua những nhu cầu riêng của bạn và đừng quên những thứ bạn yêu thích! Mặc dù công việc làm cha mẹ có thể chiếm phần lớn công sức của bạn, nhưng hãy đảm bảo bạn thỉnh thoảng dành một chút thời gian để làm những điều cho bản thân mình nhé.

Bật mí 9 mẹo vặt giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ

Chăm sóc con cái mà không biết cách thì quả thật là rất vất vả đúng không các mẹ, hôm nay chúng tôi muốn bật mí cho các mẹ 9 mẹo vặt nho nhỏ nhưng cực bổ ích dưới đây.


Nuôi con nhỏ, hàng trăm hàng nghìn điều phiền toái vụn vặt tích tụ khiến các mẹ phải khổ sở, bực mình. Cùng tìm hiểu một số mẹo gia đình hữu ích dưới đây để việc nuôi con trở nên "nhàn nhã" hơn:



 
 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ - 2
 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ - 3
 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ - 4
 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ - 5
 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ - 6
 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ - 7
 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ - 8
 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ - 9



Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi nuôi con nhỏ tại Hội các mẹ yêu con nhé!


Theo L

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 10 – 12 tháng tuổi

Đay cũng là giai đoạn quan trong, đặt tiền đề cho việc phát triển của bé nên cần chú trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé. Băn khoăn thường gặp của các bà mẹ là không biết nên cho bé ăn như thế nào là đủ, ăn bao nhiêu bữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không thừa các dưỡng chất cần thiết.

Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:
- 3 - 4 bữa chính có thể là bột hoặc cháo nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ… ), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua… ), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
- 2 - 3 bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt… thay đổi. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa (có thể gồm sữa mẹ, sữa ngoài, chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai… ).
- 1 - 2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả.
Trong đó lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé ở lứa tuổi này là: 20-25g bột, 30-40g chất đạm (thịt, cá, tôm, cua… ), 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn.
Mẹ có thể tham khảo thực đơn mẫu một tuần cho bé như sau:
Thực đơn cho bé từ 10 – 12 tháng tuổi 2

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi cho bé

Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn nên chế độ dinh dưỡng là khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi.

MarryBaby giới thiệu cho bạn chế độ ăn uống cho bé thuộc 5 nhóm tuổi:
- Từ sơ sinh đến 4 tháng
- Từ 4-6 tháng tuổi
- Từ 6-8 tháng tuổi
- Từ 8-10 tháng tuổi
- Từ 10-12 tháng tuổi.


Với mỗi giai đoạn phát triển của bé từ sơ sinh đến 12 tháng, bạn có thể sử dụng hướng dẫn này để biết nên cho bé ăn gì, khối lượng thức ăn bao nhiêu. Nếu bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng được liệt kê cũng không cần lo lắng vì các thông tin chỉ là hướng dẫn cơ bản để tham khảo.
Trong giai đoạn cho bé tập ăn dặm, bạn có thể linh hoạt chứ không nên tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc. Nếu bạn muốn cho bé nếm đậu phụ ở 6 tháng tuổi, có thể thử mà không cần chờ tới 8 tháng như thông tin trong bài viết.
Tuy nhiên, các mẹ được khuyến cáo là nên đợi bé được 1, thậm chí 3 tuổi trước khi cho bé thử các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như trứng, cá và đậu phộng. Mặc dù chưa thể khẳng định việc trì hoãn này có thể ngăn ngừa được việc bé bị dị ứng thực phẩm, nhưng nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên bạn nên chờ đến khi bé lớn hơn, đặc biệt với các bé bị bệnh chàm hoặc gia đình có tiền sử với dị ứng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về dinh dưỡng nếu cần thiết.
Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng
Hành vi ăn
• Bản năng sẽ khiến bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng.
Thức ăn cho bé
• Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Lời khuyên
• Đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên giai đoạn này bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.
Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
Bạn có thể cho bé thử nghiệm thức ăn dặm nếu bé:
• Có thể kiểm soát các cử động của đầu và cổ.
• Có thể ngồi lên với sự giúp đỡ của người thân.
• Có thể giả vờ nhai.
• Tăng cân lên gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
• Thể hiện sự thích thú với thức ăn.
• Có thể ngậm một cái muỗng.
• Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng.
• Có thể đẩy lưỡi qua lại.
• Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.
• Mọc răng.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột.
• Thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt.
Liều lượng mỗi ngày
• Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức.
• Tăng thêm khẩu phần với 1 thìa thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày. Nếu cho bé ăn ngũ cốc, từ từ cho ít sữa lại để tăng độ đặc.
Lời khuyên
• Nếu lúc đầu bé không chịu ăn ngũ cốc, nên để một vài ngày rồi thử lại.

Giai đoạn 6-8 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
• Tương tự như khi bé 4-6 tháng.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
• Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch).
• Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào).
• Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang).
• Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt heo, thịt bò).
• Đậu phụ xay nhuyễn.
• Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng..).
Liều lượng mỗi ngày
• 3-9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần.
• 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
• 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không
Giai đoạn 8-10 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc
• Tương tự như khi bé 6-8 tháng.
• Bé thích dùng tay bốc thức ăn.
• Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.
• Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.
• Chuyển động hàm khi nhai.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột.
• Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
• Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
• Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
• Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
• Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
Liều lượng mỗi ngày
• 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa .
• 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt.
• 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
• 1/4 đến 1/2 chén rau.
• 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.
Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi
Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm
• Tương tự như khi bé 8-10 tháng.
• Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
• Bé mọc răng.
• Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi.
Thức ăn cho bé
• Sữa mẹ hoặc sữa bột.
• Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
• Các loại ngũ cốc giàu sắt.
• Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
• Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
• Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm).
• Thực phẩm giàu chất đạm.
• Thực phẩm cho bé ăn bốc.
Liều lượng mỗi ngày
• 1/3 chén bơ sữa.
• 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
• 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
• 1/4 đến 1/2 chén rau.
• 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp.
• 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.
Lời khuyên
• Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.

Gợi ý một số chất dinh dưỡng cần thiêt cho trẻ

Để cho trẻ được phát triển một cách toàn diện thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Các chất dinh dưỡng này tác động đến sự phát triển xương, trí não của trẻ cũng như giúp trẻ phát triển ổn định và toàn diện hơn.



Canxi

Protein, chất béo, chất khoáng, vitamin là những nhóm dinh dưỡng cần cung cấp hằng ngày cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ấy canxi là chất kích thích sự phát triển xương và trí não giúp bé có sự tăng trưởng toàn diện hơn. Trẻ em khi thiếu canxi sẽ bị xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng bị dị hình, chất lượng răng kém và bị sâu răng. Ngoài ra, canxi có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh.

Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần. Canxi còn là chất quan trọng tham gia hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, cần phải bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ ngay từ khi trẻ ở trong bụng mẹ đến khi chào đời và trong suốt quá trình phát triển cơ thể.


Ảnh: Sưu tầm Internet

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để con cao lớn và khoẻ mạnh
Kẽm

Khi nhắc đến thành phần dinh dưỡng bổ sung cho trẻ, ít mẹ nghĩ đến kẽm. Nhưng kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khứu giác của trẻ, giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.

Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển. Đối với những trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương được bổ sung kẽm sẽ có tác động tích cực cải thiện rõ rệt về cả cân nặng và chiều cao.

Kẽm là chất xúc tác không thể thiếu của quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Do đó nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng tới sự tăng trưởng. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của hormone GH, IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng.

Ngoài kèm thì lysine cũng là acid amin thiết yếu giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng, duy trì canxi và tăng trưởng chiều cao. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố

Vitamin D3

Là dạng tự nhiên của vitamin D có chức năng điều chỉnh chuyển hóa canxi và phosphat, là thành phần chống còi xương mạnh, hỗ trợ hấp thu canxi. Cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D3 khi được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tuy nhiên do phong tục kiêng cữ ở nước ta nên hầu hết trẻ sơ sinh đều không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời do đó đều bị thiếu vitamin D3.

Dinh dưỡng và thực đơn mẫu cho bé từ 2 - 3 tuổi

Một số mẹ thường băn khoăn không biết nên chọn thực đơn cho bé trong giai đoạn 2 - 3 tuổi như thế nào là hợp lý. Sau 2-3 tuổi đa số các bé đã cai sữa mẹ, bé cũng không còn ăn bột, cháo nữa và bé đã có thể "vô tư" ăn các loại thức ăn cứng. Điều quan trọng lúc này là một chế độ ăn đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé.



Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:

- 2-3 bữa cơm nát nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ, mỳ...), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng...), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng. Bạn lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.

- 2-3 bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt...thay đổi. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé uống khoảng 500-600 sữa (có thể gồm sữa công thức, sữa chua, sữa tươi...).


Vẫn luôn cho bé uống sữa và các chế phẩm của sữa hàng ngày.

- 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé.

Trong đó lượng thực phẩm trong một ngày cho bé ở lứa tuổi này là: 150-200g gạo, 120-150g thịt, hoặc 150-200g cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần), 150-200g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ.



Thực đơn mẫu một tuần cho bé:


21 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Ngoài sữa mẹ ra thì việc bổ sung khẩu phần ăn dặm cho bé là rất quan trọng phải lữa chọn sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Bài này chúng tôi muốn chia sẻ với các mẹ một số gợi ý về khẩu phần ăn cho trẻ 6 tháng tuổi



1. Nước dưa hấu

Nguyên liệu:
Ruột dưa hấu 100
Đường trắng 10g
Cách làm:
Cho ruột dưa hấu vào bát, dùng thìa dầm nát, lọc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng vào, khuấy đều là được.

2. Nước cam ( quýt) tươi

Nguyên liệu
Cam (quýt) tươi
Đường trắng, nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều.

3. Nước cà chua

Nguyên liệu:
Cà chua tươi
Đường trắng và nước ấm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được.

4. Nước rau dền

Nguyên liệu:
Rau dền 100g
Muối tinh một ít
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau dền, thái vụn.
Đặt nồi lên bếp, đun nước sôi, cho rau dền vào, thêm chút muối tinh, đun khoảng 5- 6 phút, bớt lửa om tiếp 10 phút, lọc bỏ xác rau và nước cặn là được.

5. Nước rau muống

Nguyên liệu:
Lá rau muống tươi non 100g
Muối tinh một ít.
Nước 100ml
Cách làm:
Rửa sạch rau muống, thái vụn.
Cho nước vào đun sôi, cho rau muống vào, thêm muối tinh đun 5 – 6 phút, tắt lửa, ninh thêm 10 phút, đổ nước ra là có thể uống.

6. Bột rau củ

Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.

7. Cà rốt, hoa lơ trắng

Khoai tây 100g
Cà chua 1 quả
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.
Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.
Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.

8. Cà rốt - Đậu Hà Lan

Nguyên liệu :
Cà rốt 200g
Đậu Hà Lan 40g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:
Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn.

9. Xúp cà rốt, củ cải, khoai tây

Nguyên liệu:
Cà rốt 40g
Củ cải trắng 40g
Khoai tây 40g
Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ
Cách làm:
Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.



10. Bột chuối tiêu

Nguyên liệu:
Chuối tiêu chín nục 1 quả
Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh.
Cách làm:
Rửa sạch chuối, bỏ vỏ
Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.

11. Bột táo đỏ

Nguyên liệu:
Táo đỏ 100g
Đường trắng 20g
Cách làm:
Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.
Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được.

12. Bột cà rốt, táo đỏ

Nguyên liệu:
Cà rốt 75g
Táo đỏ 50g
Mật ong vừa đủ
Cách làm:
Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được.

13. Bột táo – Khoai lang

Nguyên liệu:
Khoai lang 50g
Táo tàu 50g
Mật ong vừa đủ
Cách làm:
Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được.

14. Bột đào

Nguyên liệu:
Đào chín 1 quả
Nước, đường trắng vừa đủ
Cách làm:
Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.

15. Đào, táo, lê

Nguyên liệu:
Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g
Nước, đường trắng vừa đủ.
Cách làm:
Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 – 4 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây, thêm chút đường cho vừa ăn là được.

16. Bột sữa – Bí đỏ

Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Sữa bột - loại bé vẫn thường dùng 12g
Bí đỏ 30g
Dầu 2.5g
Đường 10g
Nước 200ml
Cách làm:
Bí đỏ luộc chín, xay nhuyễn.
Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.
Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày.

17. Bột trứng – cà rốt

Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Trứng gà 15g (1/2 lòng đỏ)
Cà rốt 20g
Dầu 5g
Nước 200ml
Cách làm:
Cà rốt nấu chín, xay nhuyễn
Trứng gà: Đánh đều lòng đỏ
Cho 10g bột vào ít nước khuấy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, bí đỏ, đường.
Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín cho ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn đều.


18. Bí xanh nấu chín xay nhuyễn

Đậu phụ xay nhuyễn
Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm hỗn hợp trên vào phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đến khi chín. Cho ra bát thêm vào thìa cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.

19. Bột lòng đỏ trứng gà - đậu phụ

Nguyên liệu:
Bột gạo 20g
Đậu phụ 30g
Lòng đỏ trứng gà 15g
Dầu 5g
Nước 200ml
Cách làm:
Cho đậu phụ vào nước sôi đun 1 phút, để ráo, nghiền nhuyễn, sau đó cho lòng đỏ trứng vào đảo đánh đều.
Cho 10g bột vào ít nước khuấy cho tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng và đậu phụ.
Bắc lên bếp nhỏ lửa, cho ra bát thêm 1 thìa cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn.

20. Bột khoai tây, bí đỏ, thịt gà

Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Thịt gà 15g
Bí đỏ 15g
Khoai tây 15g
Cách làm:
Bí đỏ, khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ, luộc chín, xay nhuyễn.
Thịt gà lọc kĩ, xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.
Hòa tan 10g bột trong một chút nước.
Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho bí đỏ và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra bát thêm vào một thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt vừa ăn.

21. Bột gan lợn - Cải xanh

Nguyên liệu:
Bột gạo 10g
Gan lợn 20g
Rau cải xanh 20g
Nước 200ml
Cách làm:
Rau cải xanh thái nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn.
Gan lợn xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.
Hòa tan 10g bột gạo trong chút nước.
Nấu chín gan với phần nước còn lại, cho rau cải xanh và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
Cho bột ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt, nêm nhạt hơn người lớn một chút.